Tác dụng của trầm hương là vô cùng tuyệt vời với đời sống cũng như sức khỏe của chúng ta. Nhưng trầm hương được hình thành như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem sự hình thành của trầm hương ngoài tự nhiên sẽ diễn ra như thế nào nhé.
1. Sự hình thành trầm hương trong tự nhiên.
Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó bầu là sự biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự xâm nhập của các loài nấm… xảy ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một khả năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra trầm kỳ.
Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây dó nào cũng có trầm – kỳ, chỉ có những cây bị bệnh mới chứa trầm ở phần lõi thân. Ở phần này nếu quan sát kỹ qua kính lúp ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu) biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm có rãnh dọc, trong trong màu sậm đó là kỳ nam. Chung quanh kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều đó là tóc. Khi đốt cháy tóc tỏa ra mùi thơm (dùng làm nhang đốt).
Trầm kỳ thường tìm thấy ở những cây dó bị bệnh sau thời gian từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi có những nếp nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có trầm và kỳ.
2. Kỹ thuật cấy tạo trầm.
Hiện nay nhu cầu trầm hương trên thế giới ngày càng gia tăng, trong khi đó lượng trầm tự nhiên gần như đã cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi. Giống Aquilaria cho trầm kỳ được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (The International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) và một số loài – trong đó có cây dó bầu – được xem có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn và phục hồi.
Sự hình thành trầm hương tự nhiên trong thân gỗ cây dó bầu là một quá trình lâu dài phải mất một thời gian từ vài chục năm trở lên và không phải bất cứ cây nào cũng cho trầm.
Ở Việt Nam, song song với việc nhân giống cây dó bầu để trồng (trong vườn hộ gia đình hoặc ở trang trại…) việc cấy tạo trầm cũng đã xuất hiện ở một số địa phương như: Hà Tỉnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bình Định…Nhưng đây là cách làm có tính bộc phát theo kinh nghiệm của mỗi người. Có nơi người ta dùng đinh hoặc mẫu sắt hình tam giác được cắt ra từ thùng phuy cũ đóng trực tiếp vào thân cây. Có nơi người ta dùng khoan điện khoan vào thân cây ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó bơm hóa chất vào các lỗ đã khoan. Các hóa chất đó có thể là H2SO4 loãng, HCOOH, KMnO4, HCl,NaHSO3, FeCl3 hoặc FeSO4…
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm qua và đã có những thành công đáng kể. Ở Mỹ, trường ĐH Ha-Vớt đã nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm vào những năm 80 của thế kỷ 20. Đến năm 1994-1995 trường ĐH Kyoto (Nhật), nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh và phương pháp này tiếp tục được GS Gishi Honda thử nghiệm tại Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%. Những năm gần đây, GS Gishi Honda (Nhật) và GS TS Trần Kim Qui (Việt Nam) đã ứng dụng quy trình công nghệ sinh học này để gây tạo trầm trên thân gỗ của cây dó bầu tại Lâm Đồng – Việt Nam, kết quả bước đầu cho thấy sau cấy men từ 6-12 tháng lượng trầm thu được trên một cây vào khoảng 700gr.
Tại Việt Nam, tổ chức Rừng Mưa Nhiệt Đới (The rainforest project -TRP ) – đây là một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, được sự tài trợ của liên minh Châu Âu – kết hợp với trường Đại Học Quốc Gia TP HCM đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp cấy tạo trầm khác nhau trên cây dó bầu tại hai địa phương là An Giang và Kon Tum từ năm 1992 đến nay. Công trình nghiên cứu này mang lại nhiều kết quả rất khả quan, trong đó cho thấy sự hình thành trầm có thể xảy ra trên những cây dó bầu 4-5 năm tuổi sau khi xử lý chất xúc tác từ 6 đến 17 tháng. Nhà khoa học Nguyễn Hồng Lam (Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản) đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Lt và chế phẩm này rất có triển vọng trong việc ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Việt Nam, thuộc các tổ chức khác nhau, cũng đang tiếp tục nghiên cứu đề tài này.
Tuy nhiên, cho đến nay các kết quả nghiên cứu nói trên vẫn chưa được công bố rộng rải, có lẽ đây là vấn đề độc quyền về bí quyết nghề nghiệp và kỹ thuật của mỗi người.
3.Cơ sở lý luận của việc cấy tạo trầm
Trầm là tên gọi bao gồm tinh dầu và gỗ của cây dó bầu. Sự tạo trầm là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ bên trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng chục năm. Nói cách khác, hiện tượng tụ trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong mô gỗ của cây dó bầu.
Gỗ cây dó bầu có cấu trúc những tế bào Libe tập trung bên trong mạch gỗ và sẽ phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài để tạo thành hợp chất Sesquiteipones tạo thành mùi đặc trưng cho gỗ trầm. Để cấy tạo trầm, trước hết phải tạo được vết thương đặc biệt trên tế bào Libe bên trong mạch gỗ. Việc làm này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh học…Với những tác động vết thương bằng tác nhân thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn mà phải có chất xúc tác và tác nhân sinh học kèm theo.
Các phương pháp cấy tạo trầm
Mặc dù mỗi người có cách làm riêng, không ai giống ai nhưng nhìn chung việc cấy tạo trầm chỉ dựa trên 3 phương pháp cơ bản sau đây.
- Phương pháp vật lý (Gây vết thương cơ giới)
là phương pháp tác động cơ giới vào thân cây dó – Phương pháp này chỉ là điều kiện cần cho quá trình hình thành trầm của cây – qua vết thương các loài vi sinh vật sẽ dễ xâm nhập vào trong thân cây để ký sinh. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp.
- Phương pháp hóa học (Xúc tác hóa chất)
Một số hóa chất khi tiêm vào thân cây qua vết thương có tác dụng kích thích tạo trầm. Như đã trình bày ở trên, đây là loại hóa chất gì vẫn còn là điều bí mật. Phương pháp này rất hiệu quả, có thể tạo được nhiều trầm trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm là trong sản phẩm nếu còn lại các thành phần hóa chất độc hại như Cl, SO4, NO2 và, PO3…sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Phương pháp sinh học (Men vi sinh)
Như chúng ta đã biết, khi cây dó bị bệnh, tức là do nấm hoặc vi khuẩn ký sinh trong thân cây, cây có phản ứng đề kháng bằng cách tiết ra nhựa để cô lập vết thương, trên cơ sở đó trầm được hình thành. Phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh, thực chất chỉ là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan với các ưu điểm như tỷ lệ thành công cao và không để lại dư lượng độc hại trong sản phẩm.
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn về trầm hương và muốn có cho mình 1 chiếc Vong Tay Tram Huong thì có thể tham khảo thêm những bài viết của chúng tôi nhé.