Nếu được đánh giá nghề nào đang dần hot lên hiện nay hẵn chúng tôi sẽ chọn Tester. Trước đây khi nghe đến tên của nghề này thì có vẻ khá xa lạ vì nó thực sự chưa phổ biến. Nhưng những năm trở lại đây, khi nhu cầu tuyển dụng và ngành công nghệ ngày càng phát triển hơn thì nó đã dần trở thành một nghề được giới trẻ săn đón. Đây cũng được coi là một nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là có cơ hội thăng tiến rõ ràng dựa vào năng lực và thâm niên.
Điều bạn quan tâm nhất có lẽ là “Lương” của Tester?
Đối với Intern Tester
Intern Tester hoặc Test thực tập thường rơi vào trường hợp các bạn sinh viên mới ra trường và hầu như chưa từng có kinh nghiệm chuyên môn ở vi trí Tester.
Chính vì vậy mức lương của Intern Tester thường không quá cao, nó sẽ dao động trong khoảng 3-6 triệu đồng/tháng.
Đối với Fresh Tester
Khi đã có những kinh nghiệm nhất định ở vị trí Fresher và được nhận chính thức sau khi kết thúc thời gian thử việc, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn một chút, nó dao động trong khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
Đối với Junior Tester
Junior Tester đây là những người đã có kinh nghiệm nhất định và trải qua nhiều dự án thực tế trong cương vị là một Tester.
Với những người ở vị trí này họ thường không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn có khả năng sáng tạo và luôn tìm cách cải tiến hiệu quả và hiệu suất công việc.
Junior Tester sẽ nhận được mức lương khá hấp dẫn trong khoảng 8-15 triệu đồng/tháng.
Đối với Senior Tester
Senior Tester sẽ là người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có khả năng quản lý đội nhóm, phân chia công việc cho các thành viên, dẫn dắt họ nhằm đạt được những kết quả xa hơn trong công việc và xây dựng con đường sự nghiệp vững vàng.
Senior Tester nhận mức lương rất cao dao động trong khoảng 20-22 triệu đồng/tháng. Tất nhiên nó cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề hơn.
Nếu bạn đang hứng thú, và quan tâm đến “Khóa học Tester cho người mới bắt đầu” hãy truy cập vào link. Chúc bạn tìm được nhiều thông tin hữu ích từ khoá học này nhé!
Mách bạn một số câu hỏi trong phỏng vấn Tester và đáp án phù hợp
Nếu bạn đang có chuyên môn, nguyện vọng tìm việc làm Tester nhưng lại không biết nên chuẩ bị gì trước những câu hỏi từ nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn, hãy tham khảo tại đây nhé!
Tại sao bạn lại chọn công việc là một tester?
Hãy cứ tự tin nói rõ lí do bản thân yêu thích công việc này. Ý nghĩa việc làm tester mang đến cho bạn trong công việc là gì?
Cũng nên nhấn mạnh những yếu tố, kỹ năng phù hợp với công việc và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Bạn cũng nên nhắc đến một vài dự định cụ thể trong 1- 3 năm tới với công việc này nhé. Nó cũng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng đấy.
Quá trình kiểm thử, lúc nào nên dừng lại?
Đây là một câu hỏi chuyên môn, hãy trả lời ngắn gọn và rõ ràng, dễ hiểu nhất nhé. Bạn có thể trình bày tùy vào điều kiện của từng dự án để xác định được thời điểm dừng kiểm thử.
Một số điểm như:
- Quá thời gian kiểm thử
- Hết ngân sách chi trả
- Đã đạt mức độ tiêu chuẩn của khách hàng
- Đảm bảo các yêu cầu về test case, tỷ lệ bug
- Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử phần mềm đó…
Một Tester cần tố chất gì? Bạn nghĩ bạn có đáp ứng được tất cả hay không?
Hãy nhớ nghiên cứu kỹ phần yêu cầu công việc trong bản tin tuyển dụng. Nhờ đó bạn cũng sẽ dễ dàng chỉ ra các tố chất nổi bật của tester và hơn cả và nó sẽ phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp bạn chọn hơn.
Hãy liên hệ bản thân và nên tự tin khẳng định mình là người luôn cẩn thận, có trách nhiệm với công việc được giao và luôn biết tiếp thu.
Bạn cũng có thể nhắc đến việc bạn hiện không ngừng trau dồi kỹ năng phân tích và xử lý các vấn đề lập trình thành thạo nhất, không ngại làm thêm giờ khi được yêu cầu.
Khi phát hiện ra lỗi nhưng lập trình viên lại không đồng ý. Bạn nên xử lý thế nào?
Bạn nên phân biệt được công việc của mỗi bộ phận, lập trình viên có nhiệm vụ thực hiện kỹ thuật, còn tester là người kiểm tra, giám sát và phát hiện sai sót.
Nếu trong trường hợp này bạn nên nhấn mạnh đây là hai vị trí đòi hỏi phải phối hợp ăn ý. Vì thế, bạn sẽ bình tĩnh, tự mình xem xét lại vấn đề đúng hay sai, phải thật chắc chắn trước khi phản ứng.
Bạn sẽ có chủ ý bàn bạc và thống nhất lại với team của mình để có quyết định cuối. Khi thống nhất, bạn sẽ làm việc lại với lập trình viên chứ không lập tức phản ứng, vạch ra lỗi sai của họ.